Suy buồng trứng sớm là tình trạng mà chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động, tình trạng mất kinh (từ 4 tháng trở lên) ở phụ nữ sau khi họ đã trải qua tuổi dậy thì và trước khi đạt tuổi 40. Thông thường, nó thể hiện qua các triệu chứng như thiểu kinh hoặc vô kinh nguyên phát hay thứ phát.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về suy buồng trứng từ góc độ y khoa, các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này và các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
1. Suy Buồng Trứng sớm là gì?
Buồng trứng là gì
Buồng trứng là cơ quan chính sản xuất nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là hormone nữ estrogen. Vì vậy, khi buồng trứng suy giảm sớm hơn bình thường, việc phụ nữ trải qua tình trạng mãn kinh sớm hơn, cũng như chấm dứt khả năng sinh sản sớm hơn.
Định nghĩa suy buồng trứng sớm
Theo ESHRE (Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu), suy buồng trứng sớm (Primary ovarian insufficiency – POI) được định nghĩa là một hội chứng lâm sàng, mà trong đó buồng trứng ngừng hoạt động với tình trạng mất kinh (từ 4 tháng trở lên) trước khi phụ nữ đạt tuổi 40. Tính chất đặc trưng của suy buồng trứng bao gồm rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa hoặc vô kinh) kết hợp với tình trạng tăng FSH nội tiết và nồng độ estradiol thấp.
Theo ước tính, Nguy cơ mắc suy buồng trứng sớm tăng dần theo tuổi tác
- 1/250 người nữ dưới 35
- 1/100 người nữ dưới 40 tuổi.
2. Nhận biết suy buồng trứng sớm:
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh ngắn hơn, rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong một khoảng thời gian dài hoặc kinh nguyệt bị trễ, lượng máu kinh ít hơn, và màu sắc kinh nguyệt có thể có sự thay đổi. Đôi khi, những triệu chứng này có thể được bỏ qua hoặc coi là do tình trạng căng thẳng (stress), nhưng thực tế đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như suy buồng trứng sớm.
Sự suy giảm nội tiết tố sớm có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe phụ nữ, bao gồm:
- Khô âm đạo và cảm giác nóng rát: Sự suy giảm nội tiết tố có thể làm cho âm đạo trở nên khô sớm hơn, dẫn đến cảm giác đau rát khi quan hệ và thậm chí có thể gây ra các vấn đề như chảy máu.
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm: Sự suy giảm estrogen ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, não bộ, gây ra các triệu chứng như bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm.
- Giảm ham muốn: Phụ nữ có thể trải qua sự giảm ham muốn tình dục khi suy giảm nội tiết tố, đặc biệt là ở tuổi mãn kinh. Suy buồng trứng sớm cũng giảm nội tiết nên triệu chứng này cũng giúp nhận biết sớm.
- Thay đổi tâm trạng: Tương tự như tuổi mãn kinh, suy giảm nội tiết tố sớm cũng có thể gây ra các thay đổi về tâm trạng như lo lắng, mệt mỏi, u sầu, chán nản và hồi hộp.
Khi có các triệu chứng kể trên nên đi khám hiếm muộn sớm để nhận biết và điều trị suy buồng trứng sớm.
3. Nguyên nhân nào có thể dẫn đến suy buồng trứng sớm?
- Tuổi Tác: một trong những nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng. Sau tuổi 35, sự suy giảm chức năng của buồng trứng bắt đầu diễn ra nhanh chóng.
- Yếu Tố Di Truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đột biến gen, bao gồm cả đột biến gen trên cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính X (Rối loạn di truyền hội chứng Turner hay hội chứng Fragile X) đều có thể gây ra hội chứng suy buồng trứng sớm.
- Phẫu Thuật Hoặc Phơi Nhiễm Bức Xạ: Các phẫu thuật trong vùng bụng hoặc phơi nhiễm bức xạ, phóng xạ có thể gây ra tổn thương cho buồng trứng.
- Rối Loạn Hormon: Bất kỳ rối loạn nào trong hệ thống hormon, như hội chứng tăng bạch cầu hoặc bạch cầu giảm dần, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.
- Căng thẳng: là một vấn đề phổ biến đối với phụ nữ hiện đại, và sự căng thẳng quá mức có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Điều này ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nội tiết trong cơ thể, dẫn đến suy giảm chức năng của buồng trứng sớm. Sự giảm hoóc-môn estrogen do căng thẳng cũng có thể dẫn đến việc thời kỳ mãn kinh xảy ra sớm hơn.
- 80% các trường hợp suy buồng trứng sớm chưa rõ nguyên nhân.
4. Hỗ Trợ Sinh Sản như thế nào trong suy buồng trứng sớm?
Vấn đề làm thế nào để phụ nữ mắc hội chứng suy buồng trứng sớm vẫn có thể có con trở thành một thách thức đối với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Đối với các phụ nữ gặp vấn đề suy buồng trứng, có một số phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể được áp dụng:
- Sử dụng hormone thay thế (Hormone Replacement Therapy – HRT: HRT là một phương pháp phổ biến để điều trị suy buồng trứng. Nó bao gồm việc sử dụng hormone thay thế như estrogen và progesterone để duy trì chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản và giảm đi các triệu chứng liên quan đến giảm nội tiết.
- Kích thích buồng trứng: Đối với những phụ nữ muốn có con, quá trình kích thích buồng trứng có thể được thực hiện để tăng số lượng trứng rụng và cơ hội thụ tinh.
- Thụ tinh ống nghiệm (IVF): IVF là một phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến. Tuy nhiên hỗ trợ sinh sản bằng trứng tự thân cũng là một thách thức cho tỉ lệ thành công khi có những bất thường tại buồng trứng.
- Xin trứng- thụ tinh ống nghiệm IVF: Là phương pháp hiệu quả nhất đối với những phụ nữ Suy buồng trứng sớm mong con, và là hướng điều trị được áp dụng nhiều nhất và đạt tỉ lệ thành công cao nhất.
5. Hướng đi tiềm năng trong tương lai.
- Tế bào gốc: Bằng cách sử dụng các tế bào gốc, các nhà khoa học hi vọng rằng từ những tế bào noãn ít ỏi còn lại trong buồng trứng của phụ nữ mắc hội chứng suy buồng trứng sớm, chúng ta có thể thu được các nang noãn trưởng thành và có tiềm năng, giúp cải thiện khả năng sinh sản của họ.
- Hoạt hóa noãn trong ống nghiệm: Hoạt hóa noãn nguyên thủy là quá trình mà các nang noãn nguyên thủy từ tình trạng ngủ yên bắt đầu tiến vào quá trình chiêu mộ để phát triển trứng trưởng thành. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Kết Luận
Suy buồng trứng sớm (POI) là một vấn đề phức tạp nhưng có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại có thể giúp phụ nữ có cơ hội sinh con. Quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ chuyên gia về các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trường hợp cụ thể của mỗi người.
Tài liệu tham khảo
1.POI Guideline Development Group Management of women with premature ovarian insufficiency. <https://www.eshre.eu/Guidelines-and-Legal/Guidelines/ Management-of-premature-ovarian-insufficiency.aspx>.
4. Fragile X syndrome. Genetics Home Reference, <https://ghr.nlm.nih.gov/ condition/fragile-x-syndrome>, accessed: 11/10/2019.
5. Tiến LK và Hồ LL. Ảnh hưởng của điều trị ung thư đối với hệ sinh sản và bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ. Y học sinh sản, 47, 27–30.
IVF Phương Châu là đơn vị Hiếm muộn đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt cùng lúc hai tiêu chuẩn kiểm định uy tín trên thế giới về tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện (JCI) và tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt cho Hỗ trợ sinh sản (RTAC)
Hotline: 0939 123 242
Địa chỉ: Lầu 1- BVQT Phương Châu, số 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Link đăng ký khám: https://forms.gle/QXPmj6TVqD22eJU78
Zalo: https://zalo.me/3151939064448063345
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfphuongchau
Tiktok: https://www.tiktok.com/@ivfphuongchau/
Tổng đài BVQT Phương Châu (24/24): 1900 54 54 66