Các bệnh liên quan đến cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh nữ. Polyp lòng tử cung là một trong số những bệnh về cổ tử cung thường gặp. Các chị em nên hiểu rõ về căn bệnh này để phòng ngừa hoặc có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
1. Polyp lòng tử cung là gì?
Polyp lòng tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của các tuyến hay mô đệm nội mạc sẽ dẫn đến hình thành các cấu trúc polyp sa xuống lòng tử cung.
Hình minh họa. Polyps lòng tử cung
Kích thước polyp có thể từ vài milimet đến vài centimet, số lượng có thể một hoặc nhiều, cấu tạo có cuống hoặc không có cuống. Và chúng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong lòng buồng tử cung.
Hình minh họa. (A): Polyp có cuống (góc giữa polyp và NMTC < 90 độ)
(B): Polyp không có cuống (góc giữa polyp và NMTC là 90 độ)
(C): Trường hợp đa polyp
2. Nguyên nhân gây polyp lòng tử cung?
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số cơ chế có thể kích hoạt sự gia tăng hình thành của các polyp lòng tử cung, nhưng sự thật là nguyên nhân chính xác cụ thể dẫn đến sự hình thành của chúng vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta cho rằng chúng có xu hướng phát triển khi nồng độ estrogen tăng cao.
3. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp lòng tử cung?
– Mức độ estrogen tăng cao
– Suy hoàng thể: hoàng thể không sản xuất đủ progesterone
– Tuổi: nguy cơ tăng theo tuổi và tỷ lệ hiện mắc cao hơn ở phụ nữ từ 45-65 tuổi
– Sử dụng tamoxifen, thuốc được sử dụng để điều trị ung thư vú
– Viêm niêm mạc tử cung mãn tính
– Liệu pháp hormone ở bệnh nhân sau mãn kinh
– Béo phì và tăng huyết áp động mạch
– Các bệnh di truyền hiếm gặp, bao gồm hội chứng Lynch (hay còn gọi là HNPCC) hoặc bệnh Cowden
4. Triệu chứng polyp lòng tử cung
– Xuất huyết tử cung bất thường (AUB), 64 – 88% trường hợp polyp lòng tử cung có AUB. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả; hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh).
– Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.
– Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi khảo sát hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, sinh thiết buồng tử cung.
5. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bị polyp nội mạc tử cung
– Việc chẩn đoán và xác định polyp là dạng lành tính hay ác tính cần thực hiện thông qua sinh thiết để đánh giá mô tế bào học. Trường hợp khối polyp ác tính có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
– Polyp ở tử cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Khi các mô, tuyến phát triển, sưng to trong lòng tử cung sẽ ngăn cản quá trình dịch chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của phôi.
– Polyp khiến cho chị em bị xuất huyết trong thời gian dài và thường xuyên nên có nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu.
– Những người bị polyp lòng tử cung rất dễ bị viêm âm đạo, âm hộ,… do môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi và là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh phát triển.
– Trường hợp phụ nữ đang mang thai, kích thước lớn của các khối polyp có thể chèn ép thai nhi nên rất dễ bị sảy thai, sinh non, thai bị dị tật,..
– Ngoài ra, người bị polyp ác tính cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…
6. Cách chẩn đoán phát hiện polyp lòng tử cung:
Polyp thường được phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ thông qua siêu âm qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, để chắc chắn về chẩn đoán, các xét nghiệm sau có thể được yêu cầu:
– Hysterosonogram (hoặc hydrosonography) – Siêu âm bơm nước lòng tử cung
Nó bao gồm một siêu âm qua ngã âm đạo, nhưng bơm một lượng nhỏ nước muối vô trùng vào khoang tử cung để ngăn cách các thành tử cung với nhau để xem polyp chính xác hơn.
– Nội soi tử cung
Tiểu phẫu ngoại trú, theo đó một ống nội soi được đưa vào, cùng với nguồn sáng và máy ảnh, vào trong khoang tử cung. Nhờ có ống nội soi mang dụng cụ phẫu thuật, chúng ta có thể có được hình ảnh kỹ thuật số của tử cung. Gây tê cục bộ có thể được sử dụng tùy ý.
Nội soi tử cung, là phương pháp được lựa chọn để xác định chẩn đoán, cho phép bác sĩ thực hiện sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp, hoặc thậm chí loại bỏ nó bằng phẫu thuật (cắt polyp bằng nội soi).
7. Các phương pháp loại bỏ polyp lòng tử cung
Một cách khác để loại bỏ các khối polyp có kích thước nhỏ là nạo buồng tử cung. Thủ thuật, được gọi là nong và nạo (D&C), ít hiệu quả hơn những phương pháp đã đề cập ở trên. Hơn nữa, nếu phần gốc của polyp không được loại bỏ đúng cách, chúng có thể tái phát, tức là phát triển trở lại.
Bất kể phương pháp điều trị được sử dụng, một phần nhỏ của polyp (sau khi đã được cắt bỏ) được gửi đến phòng thí nghiệm để làm giải phẫu bệnh, điều này sẽ xác nhận liệu đó có phải là một loại polyp lành tính hay không.
Cắt polyp được sử dụng để điều trị bất kỳ loại polyp nội mạc tử cung nào đi kèm với các triệu chứng. Trên thực tế, nên tiến hành cắt bỏ chúng khi chiều dài của chúng vượt quá 1 cm, ngay cả khi chúng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào, vì chúng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư hơn.
Hình minh họa (A): Siêu âm bơm nước BTC. (B): Nội soi buồng tử cung
Các bệnh về phụ khoa không chỉ mang lại phiền toái mà cũng ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Polyp cổ tử cung vốn là một căn bệnh phụ khoa lành tính. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh và điều trị từ sớm thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em cần hiểu rõ và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
Hotline: 0939 123 242
Địa chỉ: Lầu 1- BVQT Phương Châu, số 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Link đăng ký khám: https://forms.gle/QXPmj6TVqD22eJU78
Zalo: https://zalo.me/3151939064448063345
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfphuongchau
Tiktok: https://www.tiktok.com/@ivfphuongchau/
Tổng đài BVQT Phương Châu (24/24): 1900 54 54 66