TRANG THIẾT BỊ
HIỆN ĐẠI BẬC NHẤT
TƯ VẤN CHO HƠN
35.000 GIA ĐÌNH
TỈ LỆ THÀNH CÔNG
VƯỢT TRỘI ĐẠT 79%

1. Khái niệm

Nhiễm Chlamydia là gì: là bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có triệu chứng nghèo nàn vì vậy thường hay bị bỏ qua, và việc điều trị ở giai đoạn muộn hay điều trị không triệt để, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiễm Chlamydia có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh: là nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis.

Hiểu về Chlamydia:

Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Do hệ thống gen di truyền của Chlamydia có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn.

Chlamydia không di động, là vi khuẩn ký sinh nội bào.

Chlamydia chứa 12 loài, 3 trong số này gây bệnh ở người:

  • Chlamydia trachomatis
  • Chlamydia pneumoniae
  • Chlamydia psittaci

Trong đó, Chlamydia trachomatis gây:

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi.

Chlamydia psittaci gây loét miệng.

2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết nhiễm Chlamydia Trachomatis

Chlamydia Trachomatis gây bệnh chủ yếu ở đường sinh dục với các triệu chứng lâm sàng sau đây:

Nam giới: Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 tuần.

  • Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo. Đái buốt, đái rắt. Dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa.
  • Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, có thể kèm theo sốt.

Nữ giới:

  • Viêm cổ tử cung tiết dịch nhầy mủ. Lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
  • Viêm âm đạo tiết dịch.
  • Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như: viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng.
  • Ða số phụ nữ nhiễm Chlamydia Trachomatis không có biểu hiện lâm sàng, nên không phát hiện được. Vì vậy, có thể xảy ra các biến chứng như: viêm vùng tiểu khung, thai ngoài tử cung và vô sinh.

Các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục:

– Viêm quanh gan: có thể xảy ra sau hoặc đồng thời với viêm vòi trứng.

– Hội chứng Reiter: viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt.

– Viêm trực tràng: Ðau bụng, đi ngoài ra máu + nhầy.

Ở trẻ sơ sinh:

Khi người mẹ có thai bị nhiễm Chlamydia không được điều trị, lúc sinh trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn này gây: viêm kết mạc mắt và viêm phổi.

Bác sĩ IVF Phương Châu tư vấn về nhiễm Chlamydia và vô sinh
z4218601907336 c262acef19c3fc6a6f4c727297fb197a

3. Hậu quả nhiễm Chlamydia Trachomatis và vô sinh

Nhiễm Chlamydia là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà không có biểu hiện rõ rệt, do đó tiềm ẩn nguy cơ để lại biến chứng do không được điều trị sớm. Vi khuẩn này di chuyển đến tinh hoàn sẽ khiến cho chất lượng tinh trùng bị suy giảm, tấn công vào tinh hoàn tác động trực tiếp tới những tinh trùng được sinh ra. Chúng sẽ xâm nhập sâu vào bên trong, hấp thu hết các dưỡng chất của tinh trùng, khiến tinh trùng bị yếu và chết ngay lập tức sau khi sinh.

Ngoài ra vi khuẩn Chlamydia còn gây biến dạng tinh trùng, khiến chúng bị dị dạng làm giảm khả năng thụ thai thành công.

Bệnh Chlamydia là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo… trong đó, tuyến tiền liệt là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn, dẫn đến tinh trùng được sản xuất ra không khỏe mạnh để thụ thai.

Chlamydia xâm nhập vào cơ thể làm lượng bạch cầu trong tinh hoàn tăng cao, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, do hình thành kháng thể kháng tinh trùng cản trở việc thụ thai thành công.

Ở Nữ, Chlamydia gây ra hiện tượng dính và bít tắc vòi tử cung. Khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn: thấy tử cung, vòi tử cung, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng, dẫn đến vòi tử cung cũng bị tắc. Vòi tử cung tắc cũng là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, dẫn đến việc phải thụ tinh trong ống nghiệm do trứng không thể đi vào buồng tử cung.

4. Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT):

Khuếch đại DNA của vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Xét nghiệm này có thể thực hiện với mẫu nước tiểu của nam giới và nữ giới.

Xét nghiệm kháng thể trực tiếp dùng tia huỳnh quang (DFA):

Phát hiện kháng nguyên Chlamydia.

Xét nghiệm tìm vật liệu di truyền ADN của vi khuẩn Chlamydia (hay còn gọi là xét nghiệm lai hóa axit nucleic):

Xét nghiệm này ít nhạy cảm hơn so với NAAT.

Xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA, EIA):

Giúp tìm thấy các chất (kháng nguyên) làm kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Nuôi cấy:

Tìm vi khuẩn gây bệnh từ một mẫu dịch cơ thể (cổ tử cung, niệu đạo, mắt, trực tràng hoặc cổ họng), xét nghiệm này mất nhiều thời gian hơn (5-7 ngày) so với xét nghiệm khác.

5. Điều trị

Nguyên tắc điều trị 

  • Nhiễm Chlamydia có thể điều trị khỏi dễ dàng bằng kháng sinh. Nên điều trị sớm, đúng phác đồ, đủ liều để tránh biến chứng.
  • Điều trị bạn tình để ngăn ngừa tái nhiễm và lây nhiễm cho người khác.
  • Tránh quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị, để tránh lây nhiễm cho bạn tình. 
  • Nếu các triệu chứng còn tiếp tục sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, bệnh nhân nên tái khám để đánh giá lại.

Điều trị cụ thể

– Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.

– Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Hoặc một trong các phác đồ thay thế sau:

– Tetracyclin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

– Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

– Ofloxacin 200-400mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Lưu ý: Không sử dụng doxycyclin, tetracyclin, ofloxacin cho phụ nữ mang thai.

Theo dõi

Nên khám lại sau 3 tháng cho tất cả các trường hợp, bất kể bạn tình của họ đã được điều trị hay không. Nếu không thể khám lại sau 3 tháng, có thể kiểm tra lại bất kì thời điểm nào trong khoảng thời gian 3 – 12 tháng sau điều trị ban đầu.

6. Phòng ngừa

  • Sử dụng bao cao su. Sử dụng bao cao su nam hay bao cao su nữ trong quan hệ tình dục. Bao cao su được sử dụng đúng trong mọi cuộc gặp gỡ tình dục sẽ giảm nhưng không loại trừ nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giới hạn số đối tác tình dục. Có nhiều đối tác tình dục đặt ở một nguy cơ cao mắc chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Kiểm tra thường xuyên cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu đang sinh hoạt tình dục, đặc biệt nếu có nhiều đối tác, hãy nói chuyện với bác sĩ về mức độ thường xuyên nên được kiểm tra cho chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Tránh thụt rửa. Phụ nữ không nên thụt rửa bởi vì nó làm giảm số lượng vi khuẩn tốt có trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

IVF Phương Châu là đơn vị Hiếm muộn đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt cùng lúc hai tiêu chuẩn kiểm định uy tín trên thế giới về tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện (JCI) và tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt cho Hỗ trợ sinh sản (RTAC).

Đặt lịch tại đây


Khách hàng sẽ được ưu tiên đăng ký ở quầy tiếp nhận riêng, giảm tải thời gian hoàn thành những thủ tục hành chính; chỉ với thao tác đơn giản

Khám lần đầuTái khám hiến muộn

This will close in 0 seconds