TRANG THIẾT BỊ
HIỆN ĐẠI BẬC NHẤT
TƯ VẤN CHO HƠN
35.000 GIA ĐÌNH
TỈ LỆ THÀNH CÔNG
VƯỢT TRỘI ĐẠT 79%

KIỂM TRA TỬ CUNG – VÒI TRỨNG: PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

Mối liên quan giữa tử cung và hiếm muộn

Tử cung là một vùng bảo vệ êm ái và chắc chắn cho thai nhi, từ khi thụ tinh cho đến khi sinh ra. Nội mạc tử cung (NMTC) là nơi thai nhi phát triển. Do đó, bất thường liên quan đến tử cung sẽ gây ra tình trạng hiếm muộn. Nghiên cứu cho thấy rằng từ 2,1% đến 16,7% các nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có liên quan đến tử cung.

Những bất thường như bất sản tử cung, dị tật trên thân tử cung, cắt tử cung do bệnh lý, Adenomyosis, hội chứng Asherman và Synchie, U xơ tử cung, polype lòng tử cung gây ra tình trạng phôi không có nơi phát triển hoặc phát triển kém.

Cần làm gì để xác định nguyên nhân hiếm muộn?

Kiểm tra và đánh giá tử cung và bất thường lòng tử cung là bước quan trọng để xác định nguyên nhân hiếm muộn

Kiểm tra tử cung như thế nào?

  • Siêu âm 2D-3D: Phương pháp đơn giản và an toàn để kiểm tra hình dạng tử cung, NMTC, có thể thực hiện được ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh.
  • MRI-CT scan: Cũng cho kết quả khảo sát tốt, tuy nhiên tốt kém và phơi nhiễm tia xạ nên ít được dùng, trừ khi khảo sát tổn thương Lạc nội mạc tử cung trong bụng và thân tử cung.
  • Siêu âm bơm nước lòng tử cung (SIS): Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để bơm vào buồng tử cung, sau đó siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra các bất thường liên quan như: dính lòng tử cung, nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, polype lòng tử cung. Với dung dịch nước muối sinh lý nên tác dụng phụ rất ít, cảm giác đau khi bơm nước cũng thấp hơn chất cản quang. Theo các báo cáo nghiên cứu gần đây, SIS có độ chính xác trong chẩn đoán (độ nhạy và độ đặc hiệu) cao hơn HSG đối với cả hai ống dẫn trứng phát hiện các bất thường ở tử cung và sự thông thoáng.
Siêm âm bơm nước buồng tử cung tại IVF Phương Châu (SIS)

Vòi trứng là gì?

Vòi trứng- ống dẫn trứng hay Vòi tử cung là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới, nằm trong ổ bụng của người phụ nữ. Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống, rỗng ruột bên trong và là “cầu nối” giữa buồng trứng và buồng tử cung.

Cấu tạo ống dẫn trứng ở người phụ nữ?

Một người phụ nữ sẽ có hai ống dẫn trứng. Vòi trứng dài khoảng 9-12cm, một đầu ống dẫn trứng thông với tử cung, đầu còn lại thông với ổ bụng để hứng “trứng” khi rụng. Nơi đây cũng là chỗ để tinh trùng di chuyển và “nằm đợi” trứng rụng để thụ tinh, vòi trứng cũng là con đường cho phôi di chuyển và tử cung nên những tổn thương trên vòi trứng sẽ dẫn đến tình trạng hiếm muộn, thai ngoài và viêm nhiễm mãn tính. Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thất cứ 10 bệnh nhân vô sinh nữ thì có 3-4 người có bất thường về vòi trứng. Tỷ lệ này tăng lên cao ở nhóm phụ nữ có tiền căn nạo hút thai, viêm nhiễm vùng chậu và tiền căn phẫu thuật trong ổ bụng [1],[2].

Có bao nhiêu cách kiểm tra vòi trứng?

  • Nội Soi ổ bụng (Laparoscopy – LSC): Kiểm tra vòi trứng được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. LSC là một xét nghiệm xâm lấn, gây nguy cơ chảy máu ổ bụng, tổn thương tạng và nguy cơ do gây mê toàn thân, tốn kém chi phí do phẫu thuật.
  • Chụp buồng tử cung – vòi trứng có cản quang (hysterosalpingography, hay HSG): Là biện pháp chẩn đoán thay thế ít xâm lấn hơn và được dùng từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, HSG vẫn có một số mặt hạn chế như làm bệnh nhân phơi nhiễm tia xạ, khó chịu hoặc thậm chí đau bụng, sốc thuốc (phản vệ).
  • Siêu âm đánh giá buồng tử cung vòi trứng bằng chất tương phản (Hysterosalpingo-Contrast Sonography, hay HyCoSy): Sử dụng nước muối hoặc chất tương phản được đưa vào sử dụng. Độ chính xác của HyCoSy tương đương với HSG và LSC. Một điểm thuận lợi của siêu âm là bên cạnh đánh giá độ thông suốt của vòi trứng, nó còn có thể khảo sát giải phẫu vùng chậu, bao gồm cả tử cung và buồng trứng.
  • Siêu âm buồng tử cung – vòi trứng sử dụng chất tương phản dạng bọt (Hysterosalpingo-Foam Sonography, HyFoSy): Là biện pháp thay thế HyCoSy và được đưa vào sử dụng năm 2010 như xét nghiệm đầu tay đánh giá vòi trứng (do chất tương phản không còn được sử dụng trong lâm sàng). Chất tương phản dạng bọt dùng trong kỹ thuật HyFoSy sử dụng 5 ml gel ExEm® (chứa hydroxyethyl cellulose và glycerol, IQ Medical Ventures BV, Rotterdam, Hà Lan), chất này được chứng minh tính an toàn, ít tác dụng phụ [5]
IVF Phương Châu ứng dụng HYFOSY hiệu quả cho hành trình tìm con

Độ chính xác và tác dụng phụ các kỹ thuật chẩn đoán tử cung- vòi trứng

Trong các nghiên cứu hiện nay không ghi nhận tác dụng ngoại ý nghiêm trọng nào của SIS và HyFoSy. Trong nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu so sánh kết quả giữa 20 quy trình HyFoSy với nội soi ổ bụng, tỷ lệ đồng nhất giữa hai kết quả là 100%. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên: kết quả của HyFoSy và HyCoSy dùng dung dịch muối được so sánh với kết quả Nội soi. Độ đồng nhất về mức độ thông vòi trứng giữa HyFoSy và nội soi là 94,4% ca (độ nhạy 87,5% và độ đặc hiệu 100%), so với giữa HyCoSy và Nội soi là 57,8% số ca (độ nhạy 50% và độ đặc hiệu 66,6%). Do đó hiệu quả của các kỹ thuật như nhau về mặt đánh giá độ thông thoáng của vòi trứng [2],[3],[5].

Biến chứng chất tương phản đi vào mạch máu

Chất tương phản đi vào mạch máu là một biến chứng được biết đến nhiều trong HSG, xảy ra trong khoảng 6,4% trường hợp. Một số hiếm trường hợp thuyên tắc phổi và não do dầu sau khi dùng chất tương phản tan trong dầu (oil-soluble contrast media – OSCM), như Lipidol®; các biến chứng do chất tương phản tan trong nước (water-soluble contrast media – WSCM) như sốt, nhiễm trùng, và đau đã được báo cáo. Trong một nghiên cứu về HyCoSy: Tỷ lệ chất tương phản đi vào mạch máu cao ở người có nội mạc tử cung mỏng và lực bơm mạnh, và thấp khi tiến hành vào 5 – 7 ngày sau khi ngưng hành kinh. Gần đây, trường hợp đầu tiên gặp biến chứng chất tương phản vào mạch máu trong quá trình tiến hành HyFoSy đã được công bố. Tuy vậy, do hydroxyethyl cellulose và glycerol khá an toàn, ngay cả khi đi vào mạch máu, nên không có dấu hiệu lâm sàng hoặc biến chứng nào xảy ra [4];[10].

Hiệu quả và tăng xác suất có thai

Đến nay chỉ có các nghiên cứu quan sát được tiến hành để khảo sát xác suất có thai sau khi tiến hành SIS và HyFoSy. Với SIS thì ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên tăng lên 10-15%. Một nghiên cứu hồi cứu cho thấy trong 359 phụ nữ tiến hành HyFoSy, 55% có thai trong khoảng thời gian dao động từ 3 đến 42 tháng sau thủ thuật. Nghiên cứu này cho thấy số lượng có thai cao nhất trong chu kỳ tiến hành HyFoSy và trong hai chu kỳ đầu tiên sau thủ thuật. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 111 phụ nữ vô sinh cho thấy 48 (43,2%) có thai trong vòng 6 tháng sau HyFoSy, trong đó 24 người có thai tự nhiên. Emanuel và cộng sự báo cáo tỷ lệ có thai tự nhiên là 19,2% với trung vị 3 tháng sau thủ thuật HyFoSy. Trong một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 294 phụ nữ vô sinh tiến hành HyFoSy, 157 người cung cấp thông tin qua điện thoại về tình hình sinh sản của mình vào 12 tháng sau thủ thuật. Các tác giả ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên là 10,2% trong vòng 1 tháng đầu sau HyFoSy, 29,9% trong vòng 6 tháng, và 34,4% trong vòng 12 tháng [3].

Đối tượng và thời điểm thực hiện kiểm tra tử cung- vòi trứng

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản; có nghi ngờ tổn thương buồng trứng và vòi trứng: nạo phá thai, viêm nhiễm vùng chậu, phẫu thuật trong ổ bụng, rong kinh, rong huyết. Thời điểm thực hiện tốt nhất là sau khi sạch kinh 2-5 ngày, nếu thực hiện vào các thời điểm khác trong chu kỳ kinh phải đảm bảo không có thai (chống chỉ định khi đang hành kinh và nghi ngờ có thai).

Kết luận

Hầu hết các nghiên cứu gần đây kết luận rằng SIS và HyFoSy là một kỹ thuật có thể thay thế HSG đầy hứa hẹn về độ chính xác và hiệu quả. SIS và HyFoSy giúp bệnh nhân không phải tiếp xúc với tia xạ và iodine như với HSG. SIS và HyFoSy ít đau hơn và dung nạp tốt hơn so với HSG, và không cần phải dùng thuốc giảm đau. Trong hơn 350.000 trường hợp tiến hành thủ thuật, không ghi nhận biến chứng nặng hoặc nghiêm trọng nào. Kháng sinh dự phòng trước thủ thuật thường không được khuyến cáo; tuy vậy cần sàng lọc và điều trị nhiễm trùng vùng chậu trước khi tiến hành HyFoSy. Thêm vào đó, dữ liệu cho thấy HyFoSy dường như không gây tác động xấu lên tình trạng sinh sản và thậm chí có thể mang lại tác động có lợi trong ba chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau thủ thuật giúp tăng xác suất có thai. Cần thực hiện thêm các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng với cỡ mẫu lớn để đưa ra kết luận chắc chắn hơn về độ chính xác và hiệu quả của HyFoSy, cũng như về tác động tăng xác suất có thai sau thủ thuật so với nhóm không can thiệp hay so với các kỹ thuật chẩn đoán khác [4],[6],[7],[9].

Tài liệu tham khảo:

  1. Alcázar, Juan Luis, et al. “Two-dimensional hysterosalpingo-contrast-sonography compared to three/four-dimensional hysterosalpingo-contrast-sonography for the assessment of tubal occlusion in women with infertility/subfertility: a systematic review with meta-analysis.” Human Fertility 25.1 (2022): 43-55.
  2. Anyalechi, Gloria E., et al. “Tubal factor infertility, in vitro fertilization, and racial disparities: a retrospective cohort in two US clinics.” Sexually transmitted diseases 48.10 (2021): 748-753.
  3. Dreyer, Kim, et al. “Hysterosalpingo-foam sonography, a less painful procedure for tubal patency testing during fertility workup compared with (serial) hysterosalpingography: a randomized controlled trial.” Fertility and sterility 102.3 (2014): 821-825.
  4. Exacoustos, C., et al. “Can tubal flushing with hysterosalpingo-foam sonography (HyFoSy) media increase women’s chances of pregnancy?.” Journal of minimally invasive gynecology 22.6 (2015): S238.
  5. N Exalto and MH Emanuel. Clinical Aspects of HyFoSy as Tubal Patency Test in Subfertility Workup. Biomed Research International, vol. 2019, Article ID 4827376, 2019.
  6. Sallée, Camille, et al. “Uterine factor infertility, a systematic review.” Journal of clinical medicine 11.16 (2022): 4907.
  7. Serrano González, Lucía, et al. “Is hysterosalpingo-foam sonography (HyFoSy) more tolerable in terms of pain and anxiety than hysterosalpingography (HSG)? A prospective real-world setting multicentre study.” BMC women’s health 22.1 (2022): 41.
  8. Tanaka, Keisuke, et al. “Hysterosalpingo‐foam sonography (HyFoSy): Tolerability, safety and the occurrence of pregnancy post‐procedure.” Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology 58.1 (2018): 114-118.
  9. Tiwari, Arti, Beenu Kushwah Singh, and Anuradha Mishra. “A comparative study to evaluate diagnostic accuracy and correlation between saline infusion sonography, hysterosalpingography and diagnostic hysterolaparoscopy in infertility.” International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology 9.2 (2020): 670.
  10. Van Welie, Nienke, et al. “Can hysterosalpingo-foam sonography replace hysterosalpingography as first-choice tubal patency test? A randomized non-inferiority trial.” Human Reproduction 37.5 (2022): 969-979.

IVF Phương Châu là đơn vị Hiếm muộn đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt cùng lúc hai tiêu chuẩn kiểm định uy tín trên thế giới về tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện (JCI) và tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt cho Hỗ trợ sinh sản (RTAC)

Hotline: 0939 123 242

Địa chỉ: Lầu 1- BVQT Phương Châu, số 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Link đăng ký khám: https://forms.gle/QXPmj6TVqD22eJU78

Zalo: https://zalo.me/3151939064448063345

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfphuongchau

Tiktok: https://www.tiktok.com/@ivfphuongchau/

Tổng đài BVQT Phương Châu (24/24): 1900 54 54 66

Đặt lịch tại đây


Khách hàng sẽ được ưu tiên đăng ký ở quầy tiếp nhận riêng, giảm tải thời gian hoàn thành những thủ tục hành chính; chỉ với thao tác đơn giản

Khám lần đầuTái khám hiến muộn

This will close in 0 seconds